Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Nắp Thùng Phuy, Kềm Bấm Nắp Thùng Phuy


Kính Gửi Quý Khách Hàng!

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm sau:

1.    Nắp seal thùng phuy thép (bằng kim loại):

 

-       Mỗi bộ gồm 2 nắp, nắp lớn kích thước 2”, nắp nhỏ ¾”

-       Lacquer: màu sắc lacquer tùy theo yêu cầu của quý khách hàng

-       Logo: làm theo thiết kế của khách hàng, có thể in được nhiều màu khác nhau

-       Roong: có 2 loại, loại nắp có roong mủ bên trong và loại không có roong

 

2.    Nắp seal thùng phuy thép (bằng nhựa):

 

-        Mỗi bộ gồm 2 nắp, nắp lớn kích thước 2”, nắp nhỏ ¾”

-       Logo: làm theo thiết kế của khách hàng, có thể in được nhiều màu khác nhau

 

3.    Kềm  bấm nắp seal:

 

Có 2 loại:

+ loại dung bằng tay

+ loại dung bằng khí nén

+ mỗi bộ gồm 2 cái, 2” và ¾”

 

4.    Nắp vặn thùng phuy thép (bằng thép):

 

-       Mỗi bộ gồm 2 nắp, nắp lớn kích thước 2”, nắp nhỏ ¾”

-       Roong: có 2 loại, màu trắng và đen

 

5.    Nắp vặn thùng phuy thép (bằng nhựa):

 

-       Mỗi bộ gồm 2 nắp, nắp lớn kích thước 2”, nắp nhỏ ¾”

-       Màu trắng

 

6.    S lượng yêu cầu cho mỗi đơn hàng:

 

1.    Nắp seal trắng, nắp vặn: số lượng tối thiểu 1000 bộ

2.    Nắp seal có lacquer bên trong: số lượng tối thiểu 5,000 bộ

3.    Nắp seal có logo: số lượng tối thiểu 10,000 bộ

 

7.    Thời gian giao hàng:

 

1.    Nắp seal trắng, kềm bấm nắp seal, nắp vặn luôn có sẵn

2.    Nắp seal có lacquer bên trong giao hàng trong vòng 1 tuần

3.    Nắp seal có logo giao hàng trong vòng 20 ngày

 

8.    Gian hàng sản phẩm:

 

    Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm của chúng tôi tại:

                  http://capseal.mysite.vn

 

   hoặc:



 

9.    Thông tin liên hệ:

 

1.    NGUYỄN HOÀNG CÔNG

2.    H.P: 0908589618

3.    Email: hoangcong77vn@yahoo.com

4.    Skype: hoangcong77vn

5.    Yahoo: hoangcong77vn

Chúng tôi rất mong muốn được hợp tác cùng tất cả quý khách hàng. Chúc quý khách thành đạt và thịnh vượng!

Trân trọng!

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Mỹ cảnh báo âm mưu “chia để trị” của Trung Quốc

TT - Chính phủ Mỹ một lần nữa lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ về chiến thuật “chia để trị” mà Trung Quốc đang áp dụng với các nước ASEAN để độc chiếm biển Đông.
Tàu thám hiểm đại dương Mỹ USNS Impeccable (phía xa) và tàu cá Trung Quốc trên biển Đông - Ảnh: US Navy

Theo Reuters, ngày 14-8 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định Mỹ mong muốn các nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cùng đạt được một thỏa thuận đa phương. “Mọi nỗ lực nhằm chia rẽ để xâm chiếm và tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước có tranh chấp chủ quyền sẽ không đưa chúng ta đến nơi cần đến” - bà Nuland nhấn mạnh.
Truyền thông Mỹ nhận định dù bà Nuland không nhắc đến Trung Quốc, nhưng đây rõ ràng là lời chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh. Bởi trước nay, Trung Quốc luôn khăng khăng đòi đàm phán song phương với từng quốc gia đòi chủ quyền trên biển Đông thay vì tham gia một cơ chế đa phương. Trước đó, giới học giả nhiều nước từng phản đối Bắc Kinh đã cố tình chia rẽ nội bộ ASEAN.
Ai gây căng thẳng?
"Nếu cứ làm càn, cứ tuyên bố vô lối như vậy thì chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới"
Bão Phác Tiên Nhân (Trung Quốc)
Báo Huffing Post dẫn lời một số chuyên gia quan hệ quốc tế bình luận đây là tuyên bố chỉ trích mạnh nhất của Mỹ nhắm vào Trung Quốc kể từ khi Washington phản đối việc Bắc Kinh thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đưa quân đồn trú tại đây. Các nhà quan sát cũng cho rằng Mỹ muốn phản bác việc truyền thông Trung Quốc ngày 13-8 cáo buộc “một số nước phương Tây” là tác nhân “gây chia rẽ châu Á” và “cản trở sự đoàn kết của các nước ASEAN”.

Về lời cáo buộc này, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, qua trao đổi với Tuổi Trẻ cho rằng Trung Quốc muốn ám chỉ chiến lược “tái cân bằng lực lượng” của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, và đó là một lập luận hoàn toàn vô lý. Bởi lẽ, Bắc Kinh đã gây căng thẳng trên biển Đông từ trước khi Washington công bố kế hoạch “tái cân bằng” và Mỹ vẫn luôn kêu gọi các bên kiềm chế trên biển Đông. Theo giáo sư Thayer, chính Trung Quốc đã viện cớ Mỹ can thiệp để leo thang căng thẳng.
Bộ Ngoại giao Mỹ còn kêu gọi ASEAN và Trung Quốc nhanh chóng hợp tác để thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) và tất cả cùng cam kết tuân thủ nghiêm ngặt bộ quy tắc ứng xử này. “Lý tưởng là ASEAN và Trung Quốc hoàn thành COC trong năm nay” - bà Nuland nhấn mạnh. Bà Nuland cho rằng điều đáng lo ngại là tình trạng căng thẳng đang gia tăng, do đó Mỹ muốn một thỏa thuận “đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên”.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, như báo Korea Herald cho biết, mới đây cũng kêu gọi các bên đòi chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông giải quyết tranh chấp bằng đối thoại.
Kẻ thù chung của thế giới
Trên blog của mình ở mạng Sina.com.cn ngày 13-8, học giả Lý Lệnh Hoa, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc, đã đăng tải bài viết của tác giả Bão Phác Tiên Nhân được viết hồi tháng 5-2012. Trong bài viết này, tác giả cảnh báo Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới, bởi việc Trung Quốc biến biển Đông thành “nội hải” của mình là điều cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận.
“Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài sẽ không được tự do qua lại vùng biển này, nếu muốn phải xin phép Trung Quốc. Nhưng các nước xung quanh liệu có chịu đứng yên hay không? Các cường quốc biển và vận tải biển như Mỹ, Nhật sẽ đồng loạt phản đối. Liệu các nước này có để yên cho Trung Quốc tuyên bố như vậy hay không? Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) vốn là tuyến hàng hải quốc tế trọng yếu, có hàng ngàn tàu bè qua lại mỗi ngày”.
“Nếu cứ làm càn, cứ tuyên bố vô lối như vậy thì chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới” - tác giả Bão Phác Tiên Nhân kết luận.
SƠN HÀ - MỸ LOAN

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

TNS Mỹ Jim Webb: "Trung Quốc ngày càng hung hăng"

TTO - Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng, theo thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb tranh luận ở thượng viện về vấn đề biển Đông ngày 26-7. Ông cho rằng việc thành lập "thành phố Tam Sa" có thể vi phạm luật pháp quốc tế.


Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb - Ảnh: marinecorptimes.com


Phát biểu trong một phiên tranh luận ở thượng viện ngày 26-7, ông Webb - chủ tịch tiểu ủy ban quan hệ đối ngoại với Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng nghị viện Mỹ - nói việc thành lập "thành phố Tam Sa" và các hành động khác của Trung Quốc gần đây trên biển Đông là đơn phương và có thể vi phạm luật pháp quốc tế.

Theo Hãng tin UPI, ông Webb yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải làm rõ lập trường với Trung Quốc và báo cáo lại cho Quốc hội, theo thông báo trên trang web chính thức của ông.

“Với sự gia tăng các hành động liên quan tới quân sự, Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng”, ông Webb nói, nhắc lại việc chính quyền Bắc Kinh tháng trước đã thông qua việc thành lập cái họ gọi là "vùng đô thị cấp huyện Tam Sa".

“Việc thành lập chính quyền này nói thẳng là đơn phương và không có cơ sở ở một khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Thành phố này được họ tạo ra để cai quản khoảng 200 hòn đảo, bờ cát và đảo san hô ở một diện tích biển 2 triệu km2 - ông Webb nói - Họ đã chiếm đóng các đảo này, hiện đang có tranh chấp chủ quyền và họ đã tuyên bố một khu vực hành chính chiếm toàn bộ biển Đông”.

Ông Webb cho rằng Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận song phương vì họ có thể “bắt nạt bất cứ quốc gia nào trong vùng”.

Những đồng nghiệp của ông Webb, nghị sĩ John Kerry cùng nghị sĩ Cộng hòa Richard Lugar, John McCain và James Inhofe đã đồng đứng tên một nghị quyết hối thúc Trung Quốc và ASEAN hoàn tất bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp trên biển Đông và các vấn đề trên biển khác trước khi căng thẳng gia tăng thêm, theo tạp chí Foreign Policy.

Bài báo cũng nói nghị quyết này xác nhận lại cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước ASEAN tiếp tục mạnh mẽ, cam kết thắt chặt hơn quan hệ đối tác Mỹ - ASEAN.

HẢI MINH

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'

Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển và luật biển, thẳng thắn chia sẻ quan điểm phản đối "đường lưỡi bò", và nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
> Sự đuối lý của 'đường lưỡi bò'
> Trung Quốc gia tăng áp lực với Việt Nam


Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 66 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc . Ảnh: Blog.sina

Học giả Lý Lệnh Hoa (Li Linghua), nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, là người có nhiều năm nghiên cứu và có nhiều bài phân tích về vấn đề biển và luật biển trên các báo và tạp chí lớn của Trung Quốc. Ông có nhiều bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò”), chủ trương giải quyết những tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.

Học giả Lý Lệnh Hoa từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề 'đường lưỡi bò' và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc tháng 12/2005. Theo những nghiên cứu của ông, chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (Biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.

Ông Lý cho rằng vẽ ranh giới như vậy không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền 200 hải lý của các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày một nóng, Trung Quốc không nên lẩn tránh và cũng không thể lẩn tránh câu hỏi của quốc tế về tính hợp pháp của "đường lưỡi bò", ông Lý viết.

Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Đồ họa: Economist

Ông cũng có bài viết "Lập hàng rào rõ, để có quan hệ tốt với láng giềng" đăng trên Thời báo Hoàn cầu tháng 6/2011, cho rằng việc coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm. Chủ trương đơn phương này không thể phát huy tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Nam Hải.

Thay vào đó, ông đề xuất nên căn cứ vào vùng đất liền hoặc những đảo lớn và từ đó khai thác vùng biển trong phạm vi 200 hải lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Như vậy sẽ tránh được việc phải phân định ngay chủ quyền trên các đảo nhỏ, để biến chính sách "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc thành hiện thực.

Ông cũng nhắc lại quan điểm của mình trong cuộc hội thảo với các học giả uy tín khác của Trung Quốc, do Viện nghiên cứu Thiên Tắc tổ chức ngày 14/6 vừa qua. Ông một lần nữa khẳng định trước hội thảo rằng "đường lưỡi bò" là không hề có căn cứ, là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1947 và không được các quốc gia khác công nhận.

Trong khi đó, Công ước về Luật biển quy định mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng lớn, nhằm tạo công bằng cho các nước cũng như thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học. Học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định đây là cơ chế hữu hiệu để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết tham gia Công ước thì cần chấp hành quy định của Công ước, giữ chữ tín với thế giới.

Trên trang cá nhân của nghiên cứu viên đã nghỉ hưu này, ông đăng bài viết "Không nên có những quan điểm lỗi thời về 'đường 9 đoạn' ở Nam Hải", và bài "Các học giả cần thay đổi căn bản nhận thức về vấn đề Nam Hải" phản đối ý kiến của các chuyên gia của Trung Quốc trong những sách nghiên cứu về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.

Trong mục trao đổi với những người theo dõi, để lại lời nhắn (comment) trên trang cá nhân của ông, ông cũng giải thích rõ ràng để mọi người hiểu bản chất của vấn đề. Theo ông, do hình ảnh "đường lưỡi bò" được đưa vào sách giáo khoa nên đã tạo ra suy nghĩ sâu sắc cho nhiều thế hệ người dân Trung Quốc rằng đây là "quốc giới" trong khi nó lại không được thế giới công nhận. Nếu vẫn tiếp tục khẳng định như trên thì căng thẳng tại Nam Hải không bao giờ kết thúc. Ông mong muốn học giả và người dân Trung Quốc có thể tiến cùng thời đại, tìm hiểu sự thực và thay đổi quan niệm chưa đúng đắn của mình.

Vũ Hà

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Bản đồ TQ 1904 thu hút đông đảo người xem

TTO - Sáng 25-7, lễ tiếp nhận tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ Trung Quốc 1904 chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 1 Tràng Tiền, Hà Nội.


Đông đảo người dân đã đến để tận mắt chứng kiến tấm bản đồ là vật chứng quan trọng khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam này.

Nhiều người xem tấm bản đồ của Trung Quốc in năm 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam


Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem về tấm bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa


Tiến sĩ Mai Hồng trao lại tấm bản đồ cho đại diện Bảo tàng lịch sử quốc gia - Ảnh: Việt Dũng


Tấm bản đồ này được tiến sĩ Mai Hồng trao lại cho bảo tàng nhằm lưu giữ, bảo quản cẩn trọng, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, đồng thời giới thiệu tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.

Tấm bản đồ hiện được trưng bày tại Phòng trưng bày chuyên đề của bảo tàng.

NGA LINH

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Hoạt hình Việt Nam "Đại chiến Bạch Đằng" gây sốt

Bộ phim ngắn có độ dài hơn 6 phút thuật lại bản anh hùng ca trên sông Bạch Đằng năm 938 do nhóm 6 sinh viên của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM) thực hiện, đã gây sự chú ý trong cộng đồng mạng hai tuần qua.
Được đưa lên Youtube từ cuối tháng 6, hoạt hình ngắn Đại chiến Bạch Đằng được nhiều cư dân mạng đón nhận nhiệt tình với nhiều lời khen và góp ý. Đây là tác phẩm tốt nghiệp chuyên ngành Hoạt hình của nhóm sinh viên 6 người tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM). Phim tái hiện cuộc chiến chống quân Nam Hán vào năm 938 của Ngô Quyền.
Tạo hình nhân vật trong "Đại chiến Bạch Đằng" khá thuần Việt.
Đại chiến Bạch Đằng sử dụng hình ảnh vẽ 2D, xen lẫn một vài cảnh hiệu ứng hình ảnh 3D. Mặc dù kỹ xảo, cử động của các nhân vật vẫn còn khá thô sơ và cứng nhưng bộ phim đã nhận được nhiều lời động viên với hơn 70.000 lượt xem trên Youtube cùng gần 700 lời bình luận.
6 sinh viên trẻ Vũ Đức Thịnh, Đinh Ngọc Chính, Nhữ Thị Thùy Diệp, Nguyễn Thanh Đức, Trần Hậu và Đặng Minh Quyền quyết định khai thác đề tài lịch sử Việt Nam trong bài thi tốt nghiệp - một đề tài vốn bị cho là khô khan và các nhà làm phim trẻ thường né tránh.
Phim tái hiện trận chiến lịch sử ở sông Bạch Đằng khi quân ta quét sạch giặc ngoại xâm Nam Hán.
Nhóm sinh viên cho biết mục tiêu của tác phẩm này là truyền tải ý chí mạnh mẽ cho mọi người yêu thích lịch sử nước nhà và tăng niềm tự hào dân tộc. Với kinh phí eo hẹp, nhóm phải hoàn thành bài tốt nghiệp trong 3 tháng, từ nghiên cứu lịch sử cho tới việc vẽ trang phục, tạo hình nhân vật.
Một khán giả có nickname honganhnamanh trên Youtube bình luận: "Phim dù chưa thực hoàn hảo nhưng khi xem tôi xúc động muốn khóc, vì cũng có ngày người Việt Nam chúng ta bắt đầu làm được phim về lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Con cháu chúng ta có thể sẽ hiểu hơn về lịch sử. Chúng ta là người Việt Nam và hãy làm những gì có thể để xứng đáng với truyền thống đó".
Mặc dù đồ họa chưa thực sự nuột nà nhưng "Đại chiến Bạch Đằng" được nhiều lời khen khi khai thác lịch sử Việt Nam - vốn là một đề tài nhiều nhà làm phim hoạt hình né tránh.
Nguyễn Thanh Đức, một thành viên trong nhóm 6 sinh viên, tâm sự: "Vâng, lịch sử Việt Nam rất hào hùng. Chúng ta đều chung một nguồn gốc con rồng cháu tiên, thế con cháu lại không nhớ nòi giống mình mà lại nhớ lịch sử của nước khác nhiều hơn thì thật đáng buồn và đáng trách. Sức còn yếu nhưng cũng ráng làm cái gì đó cho dân tộc mình. Vừa làm vừa học sử luôn. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ bộ phim".
Phim hoạt hình Việt Nam trong một năm trở lại đây đã có nhiều khởi sắc và ngày càng có nhiều nhà làm phim trẻ nghiên cứu, tìm tòi, theo đuổi dòng phim này. Cuối năm ngoái, phim hoạt hình ngắn Cô bé bán diêm với hình ảnh 3D của nhóm True-D Animation cũng từng tạo nên tiếng vang trên mạng trong dịp Giáng sinh.
Xem phim hoạt hình "Đại chiến Bạch Đằng":
Theo VNE

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Chiêu lừa ở cổng viện lớn nhất Hà Nội

Hàng trăm bệnh nhân đến khám tại BV Bạch Mai và Tai Mũi Họng Trung ương (ở Hà Nội) bị một nhóm đàn ông ở cổng viện "lùa" sang phòng mạch tư bên kia đường rồi "chặt chém", với chiêu bệnh viện đang sửa nên không làm việc.


Tình trạng này xảy ra nhiều ngày qua. Một độc giả VNE là nạn nhân chiêu lừa, phản ánh: “Hôm 9/7 amidan của mình lại sưng tấy. Mình vừa đến cổng bệnh viện Bạch Mai đã có ông đội mũ cối ở cổng (hình như bảo vệ) giơ tay ra và nói: 'Dừng lại, không cho xe vào bệnh viện được. Em đi khám có bảo hiểm y tế không?' Vì muốn nhanh nên mình lắc đầu, ông liền bảo sang bên kia đường số 187 Giải phóng. Bên này đang sửa nên chuyển địa điểm sang đấy rồi”.
Đi đến cổng BV Tai Mũi Họng, bạn đọc này cũng nhận chỉ dẫn như vậy, đành sang phòng khám bên đường. Sau khi đóng tiền, được bác sĩ hỏi han qua loa rồi ghi cho 3 phiếu xét nghiệm, anh mới tá hỏa phát hiện đây là cơ sở khám tư.
“Tức thật, sống hơn chục năm ở Hà Nội, cũng đi đây đó nhiều mà hôm nay bị lừa, may mà tỉnh táo chỉ mất 30.000 đồng và một tiếng đồng hồ vô ích”, anh bức xúc cho biết.

Người đàn ông mặc áo xanh, đội mũ cối trước cổng bệnh viện Bạch Mai và Tai Mũi Họng trung ương (bắt chước bảo vệ bệnh viện) đứng ở đường lôi kéo bệnh nhân sang phòng khám tư. Ảnh: Phan Dương.
Bệnh viện Bạch Mai nằm gần Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Ngày 12/7, ở cổng ra của Bệnh viện Bạch Mai, 4 người đàn ông cao to ra chặn đầu xe của khách, một người chỉ tòa nhà đang xây trong viện nói: “Có nhìn thấy tòa nhà đang xây kia không? Bệnh viện xây sửa nên chuyển hết sang khám ở 187 Giải Phóng bên kia đường”.
Ở cổng BV Tai Mũi Họng Trung ương cũng có tới 5 người đàn ông giống như vậy. Hầu như ai đang chuẩn bị rẽ vào bệnh viện, không kể đi xe máy hay ôtô, thì đều bị nhóm người trên đứng ra chắn đường, hỏi: “Có bảo hiểm không?"
Nếu bệnh nhân trả lời không, những người này lập tức nói: “Bệnh viện chỉ khám bảo hiểm thôi. Em sang 187 Giải phóng, ở đó có bác sĩ Trâm - trưởng khoa uy tín lắm”.
Nhóm cò mồi này hoạt động rất chuyên nghiệp, vận áo xanh, đội mũ cối, thậm chí có người còn thổi còi, đeo phù hiệu y như bảo vệ (chỉ có điều phù hiệu nhét vào túi áo). Họ phối hợp với nhau rất ăn ý, dàn hàng trước cổng bệnh viện, đứng lẫn hoặc cách bảo vệ không xa, đôi khi giả làm “người tốt”, chỉ bảo tận tình đường đi lối lại dễ khiến người bệnh nhầm tưởng đó là bảo vệ "xịn" của bệnh viện.
Các "cò" vô tư lôi kéo bệnh nhân mà không hề nhắc đến cụm từ “phòng khám” hay “tư nhân” trong lời giới thiệu, mặc cho loa phát thanh trước cổng cả hai bệnh viện vẫn liên tục phát đi nội dung cảnh báo.
Chỉ trong một buổi sáng, cả trăm người bệnh đã “sập bẫy”. Một số tỉnh táo phát hiện đây là đám cò mồi liền phóng vụt qua, một số khác biết nhưng cũng rất khó để vượt qua “hàng rào" to, cao chắn trước mặt.


Nhiều bệnh nhân không lọt qua nổi đám cò mồi này để vào bệnh viện, theo sang phòng khám tư. Ảnh: Phan Dương.
Đa phần bệnh nhân đều bị cò "lùa" sang phòng khám 187, 189 Giải Phóng (cùng chủ sở hữu), lác đác cũng có người bị lôi kéo sang phòng khám khác. Ngay khi “con mồi” dính bẫy, lập tức có người theo đuôi cho đến khi đi vào phòng khám.
Tại phòng khám 187, 189 Giải Phóng cũng có vài “cò” đứng trước cửa rao “phòng khám bác sĩ Trâm đây”. Người bệnh vừa bước vào, cô nhân viên trước cửa hỏi han rồi cho sổ khám bệnh, thu 30.000 hay 50.000 đồng tùy loại.
Trong phòng khám ở tầng 1, một người đàn ông luống tuổi tên Thông chịu trách nhiệm khám bệnh. Ông này mặc áo blouse trắng, song không hề đeo biển tên, chức danh. Hễ có ai thắc mắc về bác sĩ Trâm thì ông đều nói: “Bác sĩ Trâm đi vắng. Tôi là phụ trách chính phòng khám này”.
Bệnh nhân báo triệu chứng họng có đờm, ông Thông ghi liền một lúc 4 phiếu xét nghiệm: dịch họng, tai mũi họng, máu, chụp X-quang…, với chi phí tổng cộng 635.000 đồng. Vài bệnh nhân sau đó dù bệnh nặng hay nhẹ, đều được gửi gắm đi làm hàng loạt xét nghiệm như vậy.
Hễ có người phát hiện bị lừa, không khám nữa thì nhân viên trực điện thoại liền gọi báo cho đám “cò”. Ở bên kia đường, một "cò" bắt máy rồi chửi tục "mẹ nó chứ, vào khám rồi mà còn trở ra”.

Cò (áo trắng) bất chấp có mặt bảo vệ bệnh viện Tai Mũi Họng, vẫn "làm việc" với khách. Ảnh: Phan Dương.
Trước thông tin này, PGS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Xây bệnh viện là kế hoạch cho tương lai, tuyệt đối không ảnh hưởng gì đến việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân”.
Trao đổi với cán bộ bảo vệ Bệnh viện Bạch Mai, ông Khoa cũng khẳng định những người chèo kéo người bệnh qua phòng mạch tư không phải là nhân viên bệnh viện.
“Ở cổng ra có 4-5 người vốn là xe ôm, họ đứng ngoài lề đường khiến nhiều người đến khám bệnh tưởng là bảo vệ của bệnh viện. Tại cổng chính cũng có khoảng 10 người hoạt động chuyên nghiệp. Rất nhiều năm nay, bệnh viện kiên quyết ngăn chặn nạn cò mồi nên chúng chuyển ra hoạt động bên ngoài khiến cho việc xử lý không xuể. Chúng tôi sẽ phối hợp với công an phường Phương Mai giải quyết nhóm người này”, một cán bộ bảo vệ BV Bạch Mai cho biết.
Phan Dương

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Nữ sinh ĐH Hồng Bàng lãnh án tử hình

Nữ sinh viên ĐH Hồng Bàng được nhiều đối tượng nước ngoài thuê vận chuyển ma túy vào Việt Nam với giá hàng ngàn USD. Do hám lợi, nữ sinh này lôi kéo em ruột vào con đường tù tội.
Ngày 20/6, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã chấp nhận kháng nghị tăng án của VKSND TPHCM, tăng hình phạt đối với bị cáo Trần Hà Duy (SN 1989, quê Lâm Đồng) từ chung thân lên tử hình về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Nữ sinh viên liên tục kêu oan khi được dẫn ra xe tù.
Nữ sinh viên liên tục kêu oan khi được dẫn ra xe tù.
Trước đó, xử sơ thẩm ngày 27/3, TAND TPHCM đã tuyên phạt Trần Hà Duy (23 tuổi, quê Lâm Đồng) tù chung thân và Trần Hạ Tiên (21 tuổi, em ruột Duy) 20 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Sau đó, Duy bị VKSND TPHCM kháng nghị lên tử hình.
Tối 18/7/2011, qua kiểm tra hành lý, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện trong đáy va ly của Trần Hạ Tiên, đi trên chuyến bay từ Doha về Việt Nam, có giấu một bao nilon màu đen quấn băng keo, bên trong chứa chất rắn màu trắng dạng tinh thể.
Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, giao Tiên và tang vật cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an xử lý. Kết quả giám định cho thấy bọc màu đen trong vali của Tiên là chất Methamphetamin (tiền chất ma túy) trọng lượng 4 kg.
Nghe tin em bị bắt, Duy từ Campuchia về Việt Nam đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Theo đó, năm 2007, trong một lần đi xe buýt, Duy quen với Francis (quốc tịch Kenya) và hai bên trao đổi số điện thoại cho nhau.
Sau đó, Francis gọi điện thoại đề nghị Duy vận chuyển hàng mẫu là quần áo, giày dép cho công ty của y với tiền công mỗi chuyến là 500 USD nếu đi Malaysia và 1.000 USD nếu đi Cotonou, Benin không kể tiền vé máy bay và chi phí khác.Vì ham tiền nên Duy giới thiệu cho em gái mình là Tiên, bạn là Huỳnh Ngọc Lợi cùng tham gia.
Ôm chầm lấy cha ruột lần cuối.
Ôm chầm lấy cha ruột lần cuối.
Tính đến ngày bị bắt, Duy và các đối tượng đã vận chuyển cho Francis 11 lần với 7 chiếc valy và túi xách, bên trong có chứa chất ma túy.
Theo đó, Duy đã thuê Lợi vận chuyển 1 chiếc vali có chứa 3,5 kg chất ma túy từ Cotonou, Benin về Việt Nam và chuẩn bị mang sang Campuchia thì bị bắt giữ. CQĐT đã làm rõ ý thức chủ quan của Lợi là đã kiểm tra vali nhiều lần nhưng không phát hiện gì khả nghi nên chưa đủ cơ sở xử lý hình sự.
Đối với 4 kg chất ma túy Tiên vận chuyển, khi Tiên đến Cotonou, Benin và được một người da đen tên John đón và đưa về khách sạn. Khi John đưa cho Tiên chiếc vali, Tiên kiểm tra phát hiện dưới đáy có chất sờ vào như bột ngọt, biết là ma túy nên lo sợ và nhắn tin cho chị gái.
Tuy nhiên, Duy vẫn cố chấp bảo Tiên cứ vận chuyển về Việt Nam vì đã nhiều lần trót lọt. Khi Tiên mang chiếc vali chứa 4 kg chất ma túy về đến Tân Sơn Nhất thì bị bắt giữ.
Như vậy, trong vụ án này, Duy phải chịu trách nhiệm 7,5 kg chất ma túy được giấu trong vali của Lợi và Tiên (trong đó Lợi 3,5 kg còn Tiên 4 kg).
Trong phiên sơ thẩm, vị đại diện VKSND TPHCM đề nghị mức án tử hình đối với Duy và tù chung thân đối với Tiên. Tuy nhiên, HĐXX nhận định, cả hai bị cáo đều không có tiền án, tiền sự, lần đầu phạm tội, thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra nên đã xem xét giảm nhẹ hình phạt và tuyên mức án như trên.
Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm, HĐXX đã đồng tình với kháng nghị của VKSND TPHCM khi cho rằng, cấp sơ thẩm xử tù chung thân là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất và hành vi của bị cáo Duy. Mặc dù được ăn học đến nơi đến chốn nhưng vì hám lợi, Duy đã bất chấp mọi thủ đoạn để vận chuyển "cái chết trắng". Xét thấy, việc loại Duy khỏi đời sống xã hội là cần thiết nên HĐXX tuyên mức án như trên.
Theo NLĐ

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Trứng vịt muối Trung Quốc "dính" chất gây ung thư

Hơn 100.000 quả trứng vịt muối và 2,2 tấn muối công nghiệp độc hại được sử dụng để sản xuất loại thực phẩm này đã bị tịch thu trong một cuộc đột kích ở TP.Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Các cán bộ quản lý thị trường và cảnh sát Giang Môn đã mở cuộc bố ráp một cơ sở sản xuất trứng vịt muối rộng khoảng 50 m2, sau khi nhận được nguồn tin tố giác nơi này sử dụng muối công nghiệp có chứa nitrit - một phụ gia bị cấm sử dụng do có khả năng gây ung thư - để sản xuất trứng vịt muối, Shanghai Daily đưa tin ngày 3.6.
Quản lý thị trường Trung Quốc phát hiện một số lượng lớn trứng vịt muối bị ngâm hóa chất độc hại - Ảnh: Reuters
Ông chủ cơ sở sản xuất tên Liu và hai công nhân đã bị bắt giữ cùng tang vật là 40 bao muối công nghiệp và 102.200 trứng vịt muối, trị giá 57.000 nhân dân tệ (khoảng 9.048 USD).
Liu cho biết giá muối công nghiệp chỉ ở mức 500 - 800 nhân dân tệ mỗi tấn, trong khi giá muối ăn lên đến 1.000 nhân dân tệ. Hiện cơ sở này cho ra thị trường hơn 3.000 quả trứng vịt muối/ngày, chủ yếu tiêu thụ tại địa phương.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết đang tiếp tục tìm kiếm số trứng "bẩn" nhưng thừa nhận đây là một nhiệm vụ khó khăn. Bởi, hầu hết các loại trứng gia cầm được bán với số lượng lớn ra thị trường mà không có nhãn mác, rất khó cho việc điều tra và thu hồi.
Trứng vịt muối là một thực phẩm truyền thống của Trung Quốc, được làm bằng cách ngâm trứng vịt trong nước muối hoặc đóng gói từng quả trứng bằng hỗn hợp than/vỏ trấu ẩm ướt với muối ăn.
Hàng loạt vụ bê bối về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc đã khiến 73% người tiêu dùng thừa nhận không yên tâm khi sử dụng thực phẩm nước mình, theo Tân Hoa xã.
Đầu tháng 5 vừa qua, hàng chục người bán rau ở thành phố Qingzhou, tỉnh Sơn Đông bị bắt quả tang bán bắp cải xịt formaldehyde (một chất khí có mùi hăng) để giữ cho chúng được tươi khi chuyển hàng ra chợ trên đoạn đường dài.
Theo TNO

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Trung Quốc: chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài?

TT - Trung Quốc như đang thổi bùng căng thẳng tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng cũng như kích động chủ nghĩa bài ngoại nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước.

Một tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra biển Nhật bắt giữ - Ảnh: Kyodo


Trong thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại. GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,2% năm 2012, thua xa mức 10,4% năm 2010, như cảnh báo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khi đó hàng loạt chấn động chính trị lại liên tiếp xảy ra như vụ Vương Lập Quân, vụ Bạc Hi Lai, vụ thư ngỏ của 16 đảng viên lão thành yêu cầu sa thải ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành sang Mỹ...

Trong tình thế này, Bắc Kinh như đang cho thấy một chính sách “chuyển lửa” ra bên ngoài để lôi kéo sự chú ý của dư luận hướng vào những vấn đề bên ngoài. Một mặt, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn khi khẳng định chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục kêu gọi chính phủ mở cuộc chiến tranh để “trừng trị” Philippines. Mặt khác, phụ họa cho mặt trận này là một làn sóng bài ngoại ở trong nước đang mỗi lúc mỗi lan rộng.

Gây hấn trên biển

Ngày 23-5, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ báo Sankei cho biết các lực lượng phòng vệ “hải lục không quân” của Nhật đã phối hợp thực hiện kế hoạch tác chiến liên hoàn chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Hãng tin này cáo buộc Tokyo “dùng thủ đoạn phi pháp” để chiếm phần lãnh thổ của Trung Quốc và “đổ vấy” cho Trung Quốc muốn dùng vũ lực để cướp quần đảo này.

Giới chuyên gia quốc tế cho rằng chính Bắc Kinh đang cố ý gây căng thẳng trên biển. Theo Kyodo, chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện ở vùng biển gần đảo Senkaku đến bốn lần. Lần gần nhất là ngày 2-5 khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật phát hiện tàu ngư chính 203 và 204 di chuyển vào vùng biển tiếp giáp đảo tranh chấp Senkaku.

Phía đông gây với Nhật, phía nam Trung Quốc “hầm hè” với Philippines. Báo Philippine Star ngày 23-5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Bắc Kinh đã điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough. Tính đến nay đã có gần 100 tàu của Trung Quốc đang vây kín bãi cạn này. Một số tàu vẫn ngang nhiên đánh bắt cá dù chính Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm ở khu vực này.

“Thật đáng tiếc những hành động này lại xảy ra cùng lúc với việc Trung Quốc tuyên bố công khai là muốn giảm căng thẳng” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborough.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu hiếu chiến. Thời Báo Hoàn Cầu mới đây lại kêu gọi tấn công Philippines. Trước đó, rất nhiều tờ báo và hãng tin Trung Quốc đã đe dọa “pháo sẽ nổ” trên biển Đông.

Làn sóng bài ngoại

Phụ họa cho sự gây hấn trên biển là một làn sóng bài ngoại trong nước. Làn sóng này xuất hiện sau khi mạng Youku đăng đoạn clip cho thấy một người đàn ông Anh quấy rối một phụ nữ Trung Quốc trên đường phố Bắc Kinh.

Tân Hoa xã cho biết từ ngày 15-5, Sở An ninh Bắc Kinh đã triển khai chiến dịch 100 ngày trừng trị những người nước ngoài phạm pháp ở thủ đô. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chiến dịch này kéo dài đến tháng 8-2012 sẽ quét sạch những người nước ngoài nhập cư, sống và làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc.

Trên các trang mạng lớn của Trung Quốc như Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã... đã xuất hiện những ngôn từ bài ngoại mạnh mẽ. Trang tìm kiếm Baidu và mạng Weibo mở chiến dịch kêu gọi người sử dụng Internet tố cáo những hành vi xấu của người nước ngoài ở Trung Quốc. “Những kẻ bỉ ổi ngoại quốc nên trở về đất nước của mình. Trung Quốc không là nơi cho chúng mày làm mọi việc mình muốn” - một blogger viết trên Weibo.

Phát thanh viên nổi tiếng của kênh CCTV9 Dương Nhuệ cũng kịch liệt công kích. “Hãy cắt đầu những kẻ bỉ ổi ngoại quốc, chúng không thể tìm việc ở Mỹ và châu Âu nên đã đến Trung Quốc gom tiền của chúng ta” - ông này viết trên blog, và còn mô tả nhiều người nước ngoài là “gián điệp”, “làm tình báo cho Nhật, Hàn Quốc và phương Tây”.

Giới chuyên gia nước ngoài cho rằng Bắc Kinh đang phải chật vật giải quyết những căng thẳng xã hội và đối phó với tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại. “Nếu năm nay mọi thứ thuận buồm xuôi gió thì tình hình ở Trung Quốc không nhạy cảm đến thế - AP dẫn lời giáo sư Đại học Thanh Hoa Patrick Chovanec bình luận - Bắc Kinh đang chật vật với những căng thẳng xã hội của mình”.

Chuyên gia Đại học California Jeremiah Jenne cho rằng Trung Quốc đang muốn thổi bùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để lái sự chú ý của dư luận khỏi những vấn đề khó khăn trong nước hiện nay. “Đây là thời điểm nhạy cảm ở Trung Quốc do quá trình chuyển giao chính trị - nhà phân tích James McGregor thuộc Hãng tư vấn APCO Worldwide cho biết - Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài đổ tội cho các thế lực bên ngoài khi bất ổn xảy ra”.

MỸ LOAN

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Ngăn chặn 13 tấn thịt thối tuồn vào TPHCM

Cơ quan chức năng đang truy tìm nguồn gốc đường dây vận chuyển, tiêu thụ. Nếu số thịt bẩn đã bị nhiễm khuẩn này tuồn vào TPHCM trót lọt sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Lúc 4 giờ 40 phút, ngày 9-5, Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức kết hợp với CSGT Rạch Chiếc đã phát hiện và bắt giữ 13 tấn thịt thối do tài xế Trần Văn Chính (SN 1983, quê Nam Định) vận chuyển trên xe tải từ Hà Nội vào TPHCM.
Tráo giấy kiểm dịch để qua mặt
Trong số 13 tấn thịt thối nói trên có 10 tấn chân gà và 3 tấn vú heo, dán tem in bằng chữ Trung Quốc, một số bằng tiếng Anh, đang trong giai đoạn phân hủy, chuyển màu, bốc mùi hôi thối. Theo nhận định của một số cán bộ thú y, số lượng thịt thối trên có thể đã qua thuốc khử mùi và chất bảo quản để qua mặt lực lượng chức năng.
Kiểm tra 13 tấn thịt thối được phát hiện sáng 9-5. Ảnh: Thành Đồng
Tại trạm kiểm dịch, tài xế Chính xuất trình giấy kiểm dịch, giấy chứng minh nguồn gốc của lô hàng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng phát hiện giấy kiểm dịch không phải của lô hàng gồm 13 tấn chân gà và vú heo nói trên mà là của một lô hàng khác, ghi rõ trọng lượng 9.120 kg, số kiểm dịch 014606, cấp cho chủ hàng là Bùi Tiến Đạt, người nhận là Công ty TNHH Thực phẩm Sáng Ngọc (TPHCM). Ngay sau đó, tài xế Chính thừa nhận giấy kiểm dịch do một người khác đưa cho để qua các trạm kiểm dịch.
Theo bản tường trình của tài xế Chính, 13 tấn thịt thối được vận chuyển từ Hà Nội vào TPHCM để tiêu thụ. Tài xế này nói không biết nguồn gốc và địa điểm nhận hàng, khi xe đến Bến xe quận Thủ Đức hoặc Bến xe An Sương sẽ có người gọi điện ra lấy để đưa đi tiêu thụ. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, một người tên Cao Chí Đông đã thừa nhận là chủ của lô hàng 10 tấn chân gà thối, nếu trót lọt sẽ đưa về một địa chỉ ở phường 8, quận Tân Bình - TPHCM để tiêu thụ.
Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ xuất xứ, nguồn gốc của lô hàng. Theo nhận định ban đầu của một cán bộ thú y TPHCM, xe tải mang biển số 15C-02489 do Trần Văn Chính điều khiển chở 13 tấn thịt thối nói trên và chiếc xe chở 2,2 tấn thịt thối bị phát hiện mới đây ở Đồng Nai thuộc một chủ xe tên là Ngọc Hoàng.
Sẽ truy tới cùng
Theo nhận định của các cơ quan chức năng, đây là vụ vận chuyển gia súc, gia cầm lậu đông lạnh lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện. Câu hỏi đặt ra là vì sao đi một quãng đường dài từ Hà Nội, trước khi vào cửa ngõ TPHCM, chiếc xe vận chuyển thịt thối này vẫn không bị phát hiện?
Ông Lê Trường Hải, Chánh Thanh tra Chi cục Thú y TPHCM, cho biết vụ việc đã được bàn giao cho đoàn liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm quận Thủ Đức để tiếp tục điều tra xử lý. “Đây là vụ việc nghiêm trọng ngoài tầm của cơ quan thú y. Đoàn liên ngành có nhiều cơ quan chức năng mới có đủ thẩm quyền để điều tra xử lý” - ông Hải nói. Trước mắt, toàn bộ số hàng trên đều được niêm phong giữ lại ở kho lạnh để cơ quan chức năng tiếp tục điều tra.
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cũng cho biết vụ việc cũng được chuyển giao cho cơ quản lý thị trường để tiếp tục truy tìm nguồn gốc; xem nó có phải là hàng nhập khẩu hay không. Nếu là hàng nhập thì từ đâu ra, đường dây tiêu thụ cũng phải được làm rõ.
Theo ông Trảo An Hà, Trưởng Trạm Thú y quận Thủ Đức, số chân gà, vú heo chắc chắn đều bị nhiễm khuẩn Salmonela, E.Coli, nếu nguồn hàng này lọt ra thị trường sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Có thể là hàng tạm nhập tái xuất
Giới kinh doanh thịt đông lạnh nhập khẩu cho rằng 13 tấn thịt thối được phát hiện có khả năng là hàng thuộc dạng tạm nhập tái xuất, tập kết về cảng Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc nên mới có cả chữ Trung Quốc trên bao bì.
Chủ một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thịt đông lạnh tại TPHCM cho biết hàng tạm nhập tái xuất khi đưa lên Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để xuất sang Trung Quốc sẽ có một số container quay lại, tuồn vào nội địa với giá rẻ hơn đến 60% so với hàng nhập khẩu. Ngoài ra, ở Quảng Ninh có gần cả chục nhà máy chuyên làm hàng gia công cho Trung Quốc. Những nhà máy này được phép lấy hàng thuộc dạng tạm nhập tái xuất từ cảng mang về nhà máy để sơ chế, đóng gói lại trước khi xuất sang Trung Quốc, sau đó vòng trở lại Việt Nam.
Nguyễn Hải - Thành Đồng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Những biểu tượng quyền lực của tổng thống Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua có lễ nhậm chức tại điện Kremlin cùng với việc nhận lại tất cả những biểu tượng quyền lực quen thuộc.
> Putin nhậm chức tổng thống Nga
> Putin tiếp quản 'vali hạt nhân' huyền thoại


Biểu tượng đầu tiên là huy hiệu tổng thống Nga. Trung tâm của chiếc huy hiệu là một hình chữ thập đỏ có các cánh đều nhau được gắn hình đại bàng hai đầu bằng vàng - quốc huy của nước Nga. Ở mặt sau của chữ thập đỏ có dòng chữ "Lợi ích, Danh dự và Vinh quang" được xếp theo một vòng tròn. Một vòng nguyệt quế bằng vàng được dùng để nối chữ thập đỏ với vòng dây bằng vàng gồm 17 phần, trong đó 9 phần mang hình quốc huy của nước Nga, 8 phần còn lại là các phù hiệu mang cùng dòng chữ giống như mặt sau của chữ thập đỏ.
Huy hiệu tổng thống được đặt tại điện Kremlin, nơi làm việc của tổng thống Nga. Nó chỉ được dùng trong những dịp nhất định. Ảnh: Wikipedia

Cờ tổng thống Nga là một phiên bản của quốc kỳ Nga. Ở vị trí trung tâm của lá cờ này là quốc huy của nước Nga. Cờ tổng thống Nga được đặt tại văn phòng ở điện Kremlin, các cơ quan nhà nước khác, cũng như trên xe khi tổng thống di chuyển trên lãnh thổ Nga. Một phiên bản với tỷ lệ bằng 2/3 lá cờ gốc được dùng khi tổng thống Nga đi trên biển. Cờ tổng thống là biểu tượng được sử dụng nhiều nhất để thể hiện sự hiện diện của tổng thống Nga. Ảnh: Wikipedia

Video: Nghi thức rước quốc kỳ và Hiến pháp Nga

Bản Hiến pháp Nga đặc biệt mang bìa đỏ với dòng chữ vàng được sử dụng trong lễ nhậm chức của tổng thống Nga. Một hình quốc huy màu bạc của nước Nga cũng được đặt trên lớp bìa đỏ. Ông chủ điện Kremlin đặt tay phải lên cuốn Hiến pháp và tuyên thệ nhậm chức. Bản đặc biệt của Hiến pháp Liên bang Nga được giữ trong Thư viện Tổng thống. Ảnh: Wikipedia

Binh sĩ Nga thực hiện nghi thức rước huy hiệu tổng thống và Hiến pháp Nga tại lễ nhậm chức của Tổng thống Putin ở điện Kremlin hôm qua. Ảnh: AFP

Quốc kỳ Nga và cờ tổng thống cũng được đưa tới điện Kremlin ở thủ đô Moscow trong lễ nhậm chức của ông Putin. Ảnh: AFP

Tổng thống Putin đặt tay phải lên cuốn Hiến pháp Nga và tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ ba là ông chủ điện Kremlin. Bên tay trái của ông là huy hiệu tổng thống. Ảnh: AFP

Một trong những biểu tượng quyền lực nổi tiếng nhất của tổng thống Nga là chiếc cặp hạt nhân. Nó chứa mã kích hoạt kho vũ khí hạt nhân của nước Nga để phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào đối phương. Trong ảnh là chiếc cặp hạt nhân của tổng thống Nga vào năm 1999. Ảnh: ITV

Ô
Ông Putin trong lần nhận chiếc cặp hạt nhân trước đây. Ảnh: BBC

Chiếc chuyên cơ Ilyushin Il-96-300PU, một trong những máy bay của tổng thống Nga, hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vnukovo ở thủ đô Moscow. Ngoài chiếc chuyên cơ này, tổng thống Nga còn có 6 loại máy bay khác với tầm hoạt động đa dạng. Ảnh: Wikipedia

Nhật Nam